Hợp tác kinh doanh cà phê là hình thức kết hợp làm ăn được khá nhiều người lựa chọn. Đây là hình thức phù hợp với những người muốn khởi nghiệp trong ngành cà phê nhưng nguồn lực không đủ.

Việc hợp tác kinh doanh mở quán cà phê những năm gần đây ngày càng phổ biến. Nhiều người muốn khởi nghiệp, bắt đầu xây dựng quán cà phê tìm đến giải pháp này khi không đủ vốn, kiến thức hoặc kinh nghiệm. Bên cạnh việc có thể chia sẻ bớt gánh nặng tài chính thì còn giúp chia sẻ lượng công việc và hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả các thương hiệu cà phê hợp tác kinh doanh đều sẽ thu được thành công lớn. Rất nhiều vấn đề phát sinh dẫn đến bất đồng ý kiến hoặc tệ hơn là việc có bên rút vốn đầu tư.

Để không gặp phải những sai lầm trong hợp tác kinh doanh cà phê, hãy đọc kỹ bài viết sau đây của Mộc Nguyên Coffee và lưu lại một số chú ý quan trọng nhé!

 

Những điều cần lưu ý khi hợp tác kinh doanh cà phê

Những điều cần lưu ý khi hợp tác kinh doanh cà phê

Lựa chọn đối tác phù hợp

Nhắc đến việc kết hợp làm ăn, việc chọn đúng đối tác cực kì quan trọng. Kết hợp đúng người, từ khâu bắt đầu đến khâu vận hành quán bạn sẽ được san sẻ rất nhiều đấy.

Có thể phân loại người hợp tác kinh doanh cà phê thành những nhóm như sau:

Người có khoản dư nhàn rỗi

Khi hợp tác kinh doanh cà phê, nhiều người khi tìm kiếm đối tác đều nêu quan điểm “cần người làm và không coi trọng tiền”. Thế nhưng, thực tế thì tiền cũng là làm rồi. Những người có thể làm tốt công việc chưa chắc có tiền để góp vốn nhưng nếu có tiền thì việc thuê được người làm tốt sẽ không khó. Ngoài ra, khi lựa chọn đối tác thì dù tìm được người có tiền cũng chẳng có sức hoặc chẳng chịu bỏ sức mà chỉ chờ thu lời từ vốn góp. Vậy nên, chọn một đối tác có tiền cũng là một lựa chọn để bạn giảm bớt gánh nặng tài chính và tập trung xây dựng quán của mình.

 

Lựa chọn những cổ đông có khoản dư tài chính

Lựa chọn những cổ đông có khoản dư tài chính

Người góp sức là chính

Ngay từ khi lên kế hoạch kinh doanh cà phê, bạn sẽ nhận thấy có nhiều nhân sự cần thiết cho quán nhưng họ không thể hoặc chưa muốn góp vốn ngay từ đầu. Nếu là trường hợp không góp vốn ngay từ đầu mà hứa hẹn sẽ góp vốn sau khi nhận thấy tình hình quán ổn định hơn thì sẽ cần phải rõ ràng ngay từ đầu. Trường hợp này bắt đầu sẽ là nhân viên và sẽ phải nghiêm túc làm việc. Về sau nếu bắt đầu góp vốn mới được tính là chủ. Như vậy sẽ tránh được trường hợp tiền vốn chưa góp mà xử xự như chủ quán, sẽ càng dễ xảy ra mâu thuẫn hơn thôi.

Người có mối quan hệ, giàu kinh nghiệm và có thể tư vấn

Đối với trường hợp này, nếu hợp tác kinh doanh cà phê giúp quán phát triển nhanh hơn và có thể tránh được nhiều rủi ro cơ bản. Tuy nhiên, những người như vậy thường sẽ rất khó để chấp nhận kinh doanh chung. Họ thường sẽ không lựa chọn những doanh nghiệp mới và cũng có thể những kỹ năng mà họ có được không phù hợp với mô hình startup. Do đó, nếu muốn hợp tác với người giàu kinh nghiệm, có nhiều mối quan hệ trong ngành thì tốt nhất chỉ nên hợp tác theo kiểu training. Tức là có thể mời tư vấn, hỗ trợ với 1 quỹ thời gian cố định (1 buổi/tuần, 2 buổi/tuần,…). Đến khi quán hoạt động tốt thì nghĩ đến việc mời họ về làm việc cũng không muộn.

 

Lựa chọn người có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh

Lựa chọn người có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh

Rõ ràng về tài chính

Dù là mô hình lớn hay nhỏ, đã lên công ty hay chưa thì khi hợp tác kinh doanh cà phê cũng cần có giấy tờ, văn bản rõ ràng. Những văn bản như: hợp đồng góp vốn với đầy đủ những điều khoản khi bắt đầu góp và khi có ý định rút vốn đều nên đầy đủ.

Khoản cọc góp vốn

Khoản cọc vốn sẽ là chi phí ban đầu trang trải cho các khoản: tìm nhà, tư vấn thiết kế, tư vấn xây dựng kế hoạch,…

Khi soạn hợp đồng góp vốn, khoản cọc góp vốn nên được thể hiện rõ ràng số tiền cần cọc và nêu rõ nếu bên nào bỏ ngang sẽ xem như mất khoản cọc đó. Hoặc có thể cho người muốn bỏ dự án cơ hội tìm cổ đông khác tham gia với điều kiện theo được tiến độ dự án.

Ví dụ: Kế hoạch mở quán gồn 2 cổ đông góp vốn với số tiền cần là 1 tỷ. Như vậy mỗi người tham gia sự án sẽ phải bỏ ra 500 triệu. Để chắc chắn, tiền cọc vốn nên khoảng 100 triệu – 150 triệu/người. Sau 1 thời gian (hoặc sau khi tìm thuê được mặt bằng) sẽ góp tiếp 250 triệu – 300 triệu/người. Và khi kế việc mở quán ổn định hơn (hoặc sau 3 – 4 tháng) sẽ góp nốt 100 triệu còn lại.

 

Rõ ràng trong tài chính ngay khi bắt đầu hợp tác kinh doanh

Rõ ràng trong tài chính ngay khi bắt đầu hợp tác kinh doanh

Rút vốn

Đối với những cổ đông tham gia hợp tác kinh doanh cà phê, nếu muốn có thể rút vốn sau một thời gian quán hoạt động. Đó có thể là sau 1 năm, 2 năm hoặc nhiều hơn tùy vào thỏa thuận các bên. Tuy nhiên, trước khi rút vốn hãy xem xét, đánh giá toàn bộ tài sản thực tế ngay lúc muốn rút.

Hợp tác kinh doanh cà phê là cách làm giúp giảm tải được nhiều áp lực cho những ai muốn startup. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, tìm hiểu rõ ràng và lựa chọn đúng đối tác thì đôi khi nó lại trở thành vấn đề khiến các chủ quán thêm phần mệt mỏi hơn. Vì vậy, lời khuyên đưa ra là hãy tìm hiểu thật kĩ về đối tác của bạn, lên kế hoạch kinh doanh chi tiết và hãy làm mọi thứ rõ ràng, sòng phẳng nhất có thể.