Trong kinh doanh cà phê, tính toán chi phí thật chi tiết và cẩn thận rất quan trọng. Điều này là cần thiết để lên kế hoạch, định hình phong cách và hướng hoạt động cho quán.

Tính toán chi phí khi kinh doanh cà phê sẽ có một vài chỉ số quan trọng bạn không thể không biết. Vậy đó là những chỉ số nào? Ý nghĩa và cách ứng dụng chúng ra sao? Theo dõi bài viết sau đây để Mộc Nguyên Coffee liệt kê giúp bạn một vài chỉ số cần biết nhé!

 

Tính toán chi phí trong kinh doanh cà phê rất quan trọng

Tính toán chi phí trong kinh doanh cà phê rất quan trọng

Chỉ số tính giá vốn hàng bán (Cost of good sold)

Trong kinh doanh cà phê, giá vốn ban đầu là khoản chi phí cần thiết để xác định tạo nên món trên menu. Đây cũng được xem như khoản phí đại diện cho tổng phí cần chi cho cho nguyên liệu thô tồn kho cần cho việc chế biến món ăn trong một khoảng thời gian nhất định.

Bên cạnh đó, giá vốn còn là công cụ giúp các chủ quán có thể xác định được rằng giá trên menu đã chính xác hay chưa. Sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc so sánh với mức giá vốn trung bình thị trường hiện tại. Vì vậy, bạn cần phải theo dõi thường xuyên chỉ số tài chính này.

Cách tính: A = B+R-M

Trong đó:

A là giá vốn hàng bán

B là giá trị hàng tồn kho đầu kỳ

R là mua vào trong kỳ

M là giá trị hàng tồn kho cuối kỳ

 

Tính giá vốn xác định chi phí sản phẩm

Tính giá vốn xác định chi phí sản phẩm

Chi phí gốc (Prime cost)

Chi phí gốc trong kinh doanh cà phê là một khoản phí quan trọng và gần như là khoản chi lớn nhất. Nó là tổng hợp của nhiều loại chi phí khác như: giá vốn hàng bán, chi phí nhân công, chi phí cho thực phẩm hay đồ uống,… Việc định giá món trên menu, lên ngân sách và xác định mục tiêu kinh doanh đều dựa vào chi phí này để tính.

Cách tính:

Chi phí gốc = Giá vốn hàng bán + Tổng chi phí lao động

 

Chi phí gốc là khoản chi lớn khi kinh doanh cà phê

Chi phí gốc là khoản chi lớn khi kinh doanh cà phê

Điểm hòa vốn (Break-Even Point)

Điểm hòa vốn là là chỉ số không thể bỏ qua nếu muốn kinh doanh cà phê hiệu quả. Chỉ số này sẽ giúp các chủ quán xác định được rằng cần thay đổi những gì khi hoạt động để có thể nhanh nhất thu hồi những khoản chi phí đã bỏ ra. Bên cạnh đó, hiểu đúng chỉ số này còn giúp bạn dự đoán được khoảng thời gian cần thiết để hoà vốn nữa.

Cách tính: A = B ÷ [(R – C) ÷ B]

Trong đó:

A là điểm hòa vốn

B là chi phí cố định

R là tổng doanh thu

C là chi phí biến đổi

 

Điểm hòa vốn giúp dự đoán thời gian hoàn vốn

Điểm hòa vốn giúp dự đoán thời gian hoàn vốn

Chỉ số tính tỷ lệ chi phí lao động (Labor cost percentage)

Tỷ lệ chi phí lao động có thể hiểu đơn giản là tỷ lệ chi phí chi trả cho nhân viên dựa trên nguồn doanh thu của quán. So với chi phí gốc thì khoản chi này ít hơn một chút nhưng vẫn là xếp thứ 2 trong các khoản chi phí lớn khi kinh doanh cà phê. Chỉ số này càng thấp càng thể hiện việc kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận.

Cách tính:

Tỷ lệ chi phí lao động = (Chi phí lao động ÷ Doanh thu) x 100

Chỉ số tính tỷ lệ giữ chân khách hàng (Customer retention ratio)

Tính tỷ lệ giữ chân khách hàng sẽ giúp chủ quán biết được lượng khách hàng mà quán “giữ chân” thành công là bao nhiêu. Vì khoản chi giữ chân khách hàng cũ thường ít hơn chi phí thu hút khách hàng mới. Do đó, tính đúng và liên tục theo dõi, đo lường chỉ số này là vô cùng cần thiết. Đó là điều kiện cần để quán xác định những vấn đề đang gặp phải khi kinh doanh cà phê.

Cách tính: A = [(R – B) ÷ R] x 100

Trong đó:

A là tỷ lệ giữ chân khách hàng

R là tổng số khách hàng đã đến quán

B là tổng dố khách hàng mới đến quán

 

Tỷ lệ giữ chân khách hàng rất quan trọng

Tỷ lệ giữ chân khách hàng rất quan trọng

Ngành F&B, đặc biệt là ngành cà phê những năm gần đây phát triển rất nhanh. Do đó, sự cạnh tranh trong ngành thật sự lớn và đòi hỏi các chủ quán phải không ngừng tìm hiểu, trau dồi các kiến thức liên quan. Và việc nắm rõ những chỉ số quan trọng cần thiết sẽ giúp việc kinh doanh cà phê hiệu quả.